Kể cả khi bạn không muốn thừa nhận,ênkếthônvìyêuhaytiềnbạbình vị nam thực tế chỉ ra là chúng ta thường bị thu hút bởi những người giàu có có với hy vọng tương lai của mình được đảm bảo.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiền đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời. Một khảo sát nghiên cứu do hãng tài chính Mỹ Merrill Lynchthực hiện năm 2020 cho thấy, khi ra quyết định kết hôn 56% người Mỹ nói rằng họ thích một đối tác mang lại sự đảm bảo về tài chính hơn một đối tác chỉ cho họ cảm giác "yêu say đắm" (44%).
Trong một khảo sát của tờ Forbes, khi được hỏi giữa tình yêu và tiền bạc, cái gì quan trọng hơn, 91% phụ nữ độc thân nói rằng sẽ kết hôn vì tình yêu chứ không "bán linh hồn để lấy của cải". Điều này cho thấy đa số phụ nữ coi trọng tình yêu hơn tiền bạc, trừ khi khả năng tài chính của bạn đời tương lai ở dưới một ngưỡng nhất định.
Nhưng đó chỉ là câu trả lời dựa trên những giả định của khảo sát. Các nhà nghiên cứu về hôn nhân - gia đình Mỹ đã nhận thấy khi đối mặt với thực tế, hầu hết mọi người đều sẵn sàng thỏa hiệp, tức sẵn sàng bỏ qua một đối tác thuần yêu đương để chọn cưới người có điều kiện kinh tế tốt hơn.
Cho đến nay, những cuộc tranh cãi giữa hai luồng quan điểm "cưới vì yêu" hay "cưới vì tiền" vẫn chưa ngã ngũ nhưng có một số điểm cả hai bên đều nhất trí là: Tiền không mua được tình yêu nhưng tiền bạc giúp tăng cơ hội tìm thấy tình yêu; Tình yêu không có tiền bạc hỗ trợ sẽ ngày càng giảm sút; Bạn đời không phải là công cụ để một ai đó đạt tới thành công, cả hai phải là đối tác đồng hành cùng nhau trọn đời.
Theo nhà tâm lý học Mark Travers, chuyên gia của tờ Psychology Today, khi bị buộc phải chọn tiền bạc hay tình yêu để kết hôn, mọi người nên lưu ý những điều sau.
Hôn nhân là một hành trình lâu dài
Khi phải lựa chọn giữa một đối tác có khả năng tài chính và một đối tác chỉ có sự chân thành (tình cảm) bạn nên ưu tiên cưới người yêu mình. Thực tế đã chứng minh, bạn đời có tiền giúp cuộc sống của chúng ta ít đau khổ, giảm sự vất vả nhưng không giúp chúng ta hạnh phúc hơn.
Hôn nhân sẽ đi cùng chúng ta cả đời chứ không chỉ một vài ngày nên đích đến phải là hạnh phúc chứ không phải sự dễ chịu ngắn hạn.
Hôn nhân hạnh phúc mang lại lợi ích cao nhất
Sẽ là khôn ngoan khi bạn ở trong một mối quan hệ mà cả hai cùng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và có thể khơi gợi những cảm xúc tích cực cho nhau. Điều này có mối tương quan chặt chẽ với việc tạo ra của cải. Nói cách khác, nếu bạn có hôn nhân hạnh phúc, nhiều khả năng vấn đề tài chính sẽ được giải quyết.
Sự ổn định tài chính có liên quan đến sức khỏe và cảm xúc nhưng việc kết hôn chỉ vì bạn đời giàu có có thể dẫn đến các vấn đề về mối quan hệ, bất hạnh hoặc lo lắng.
Trong cuộc sống, mỗi người có một hoàn cảnh, một nhu cầu khác nhau nên sẽ không có câu trả lời nào (chọn tiền bạc hay tình yêu) thỏa mãn tất cả. Do đó mỗi người có thể tự mình xem xét mức độ, ý nghĩa của những đặc điểm tích cực và tiêu cực của đối tác để chọn lựa phù hợp.
Cần lưu ý, khi một người đang yêu, tiền bạc ít quan trọng. Tuy nhiên, khi một người thiếu tiền cho những nhu cầu cơ bản, tình yêu thường gặp nhiều rủi ro hơn.
Thùy Linh(Theo Psychology Today)