Hôm nay,ảngBìnhyêuơilàyêlive sex giữa mùa dịch bệnh, người dân Quảng Bình gửi tấm lòng đến người dân TP.HCM, nghĩa cử ấm áp ấy đã chạm đến trái tim mọi người. Xin mượn giai điệu đó để hát rằng “Quảng Bình, yêu ơi là yêu!”.
Sáng 10/7: TP.HCM thêm 520 ca Covid-19, ghi nhận 11.134 bệnh nhân
Người Quảng Bình góp cá
Cuối tháng 6, khi dịch bùng phát ở TP.HCM, Trần Thị Thùy Dung, Chủ nhiệm CLB Du lịch Quảng Bình, đã cùng các bạn trong CLB khởi xướng chương trình “Góp cá sẻ chia với TP.HCM”.Câu chuyện lập tức chạm đến trái tim mọi người.Và như một sự tự nhiên, yêu thương lan tỏa. 3 tấn cá, rồi 6 tấn cá, rồi 18 tấn cá tươi, cá khô, tép khô.Dung và các bạn đã tổ chức một “đường dây”, từ việc lựa chọn, đóng gói, cấp đông, cho vào thùng xốp, đến việc đưa lên xe đông lạnh chở vào TP.HCM.
Người thành phố đã “chia nắng đều cho ngoài ấy”, giờ TP.HCM trở bệnh, người Quảng Bình cùng các tỉnh thành khác, yêu thương, gửi vào chút nắng, mai kia, TP.HCM khỏi bệnh, người Quảng Bình vẫn mãi yêu thương như đã từng như thế
Các bạn làm việc rất bài bản, khoa học, liên hệ với TP.HCM để lấy danh sách, địa chỉ phân phối. Có nhiều người liên lạc, yêu cầu gửi cho chỗ này chỗ kia nhưng Dung từ chối. Tất cả đều theo một lịch trình vừa bảo đảm tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch bệnh vừa đưa hàng hóa đến tận nơi cần đến.Quảng Bình là nơi nổi tiếng về hải sản. Nổi tiếng không phải vì sản lượng mà về chất lượng. Trong quyển Địa lý - lịch sử Quảng Bình, tác giả - thầy giáo Lương Duy Tâm trích dẫn một tài liệu của người Pháp nói rằng, hải sản vùng biển Quảng Bình xếp vào hạng ngon nhất. Lý giải cho điều này, tài liệu cho rằng, do Quảng Bình có chiều ngang hẹp, sông dốc, nước đổ ra biển nhanh mang theo lượng phù du phong phú. Nhưng câu chuyện góp cá hôm nay không phải vì đó là đặc sản TP.HCM không có. Những con cá nhỏ thôi, cũng không phải là loại cá ngon, nhưng được góp lại từ những tấm lòng chất chứa yêu thương. Dung và CLB không nói mình làm mà nói “Người Quảng Bình góp cá sẻ chia với TP.HCM”. Yêu thế cơ mà!
Thanh niên tình nguyện đóng gói sợi bột cháo canh
Ảnh: Tỉnh đoàn Quảng Bình
Góp cả sợi bột bánh canh
Ở nhiều tỉnh miền Trung, có một loại mà tên gọi “vừa cháo vừa bánh vừa canh”, đó là cháo bánh canh.Cũng có nơi gọi là cháo canh hoặc cháo bột. Là vì, nó được làm từ các loại bột, có thể là bột gạo, bột mì, bột sắn… cán ra, thái thành sợi nhỏ. Ngày trước tất cả đều làm thủ công, nay thì đã có máy thay thế. Nó là nguyên liệu để nấu cháo cũng như sợi bún để nấu bún, bánh phở để làm phở, sợi mì để làm mì Quảng…Trước đây, ăn bao nhiêu thì làm bấy nhiêu bột, nay thì người ta đã làm đủ loại, tùy theo nhu cầu. Có thể là sợi bột tươi để trong ngăn lạnh ăn dần, có thể là sợi bột đã được sấy khô có thể dự trữ…Cháo canh là món bình dân, dễ nấu. Có thể nấu với thịt, sườn, tôm, cá, hàu…Ai ngang Quảng Bình, đi qua cầu Quán Hàu thuộc H.Quảng Ninh cũng phải dừng lại ăn cháo hàu. Vào quán, chủ sẽ hỏi, ăn cháo gạo hay cháo bột có nghĩa hàu nấu với cháo gạo hoặc là cháo canh hàu.Ba Đồn là nơi nổi tiếng về cháo canh, đến nỗi nhà văn Phạm Phú Thép viết cả quyển sách có tựa Cháo canh Ba Đồn. Cháo canh Ba Đồn cũng có nhiều loại nhưng ngon nhất là sợi bột làm từ gạo đỏ, nấu tôm sườn. Ăn cháo canh Ba Đồn bao giờ cũng kèm theo mấy cái ram. Đó là “kiểu Ba Đồn”.Ram, có nơi gọi là nem rán. Ram Ba Đồn khác nem rán ở chỗ nem cuốn bằng bánh đa nem, loại bánh đa mỏng chỉ dùng để cuốn khi ăn cá hấp chẳng hạn, ram Ba Đồn cuốn bằng bánh đa, ở đây gọi là bánh tráng, dày hơn, khi rán lên vỏ giòn, rất đặc biệt. Thời bao cấp, người dân nấu cháo canh bằng nước ruốc và… ớt. Lúc đó có bữa như thế là đã đích đáng rồi.Khi nghe TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16, Tỉnh đoàn Quảng Bình đã phát động phong trào góp sợi bánh canh. Một lực lượng thanh niên tình nguyện đã được huy động để đóng gói, gửi vào TP.
Ruốc bông được đóng gói gửi vào TP.HCM
Ảnh: HOÀNG CÚC
Làm thức ăn dự trữ
Trong lúc đó, cửa hàng Trung Hương, chị em phụ nữ, đoàn viên P.Phú Hải và một số chị em tiểu thương chợ Đồng Hới mua thịt heo về chế biến ruốc bông, đóng thành lọ, niêm phong, bao bọc cẩn thận để có thể bảo quản được lâu. Chị Khuyên, một thành viên của nhóm, nói rằng có nhiều người lao động thường ngày ăn cơm hộp nên phòng trọ không có bếp, không nấu được thức ăn mà chỉ có thể cắm nồi cơm điện. Lọ ruốc bông sẽ giúp họ giải quyết được nhiều điều. Phụ nữ và thanh niên ở H.Lệ Thủy thì làm muối lạc, muối vừng… cũng như suy nghĩ của chị Khuyên, để người lao động có thức ăn trong những ngày hạn chế đi lại. Trong những ngày nhiều xã của H.Lệ Thủy hứng chịu cơn lũ lịch sử năm 2020, phụ nữ Lệ Thủy cũng là những người nghĩ ra cách gói bánh chưng, nấu xôi ăn với muối mè cứu trợ khi mọi người đã “nóng cổ” vì mì tôm.**Cá, bánh canh, ruốc bông, muối mè… là những món bình dân, nó như món quà quê chất chứa yêu thương gửi đến những người yêu thương ở thành phố yêu thương.Trong bài Gửi nắng cho em của Phạm Tuyên - Bùi Văn Dung có đoạn: “Muốn gửi ra em một chút nắng vàngThương cái rét của thợ cày thợ cấyNên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấyCó tình thương tha thiết của trong này”Trong này, chính là Sài Gòn - TP.HCM. Người TP đã "chia nắng đều cho ngoài ấy”, giờ TP trở bệnh, người Quảng Bình cùng các tỉnh thành khác, yêu thương, gửi vào chút nắng, mai kia, TP khỏi bệnh, người Quảng Bình vẫn mãi yêu thương như đã từng như thế.Hơn lúc nào hết, lúc này cần yêu thương lan tỏa. Người Quảng Bình làm là vì điều ấy, muốn hát “Quảng Bình, yêu ơi là yêu!” chính vì lẽ đó!